Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  


Share|

Thảo Luận nhóm Kinh Tế Công Cộng( 2Thành, Đức Anh, Tuyết, Cường)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Sóc ca ca

Admin
Admin
Sóc ca ca


Tổng số bài gửi : 444
Xu : 1727
Likes : 45
Join date : 02/09/2011
Age : 31
Đến từ : Quốc Oai

Bài gửiTiêu đề: Thảo Luận nhóm Kinh Tế Công Cộng( 2Thành, Đức Anh, Tuyết, Cường) Thảo Luận nhóm Kinh Tế Công Cộng( 2Thành, Đức Anh, Tuyết, Cường) EmptyFri Mar 09, 2012 8:02 pm

Avis positif
Danh Sách Thành Viên

1. Lê Văn Thành < 105 406 1341>

2. Phùng Đức Anh < 105 406 0890>

3. Nguyễn Thị Ánh Tuyết < 105 406 1482>

4. Hoàng Nghĩa Thành < 105 406 1339>

5. Bùi Văn Cường < 105 305 0069>


Như đã thống nhất với nhau từ trước chúng mình sẽ làm đề 3 với nội dung là:

" Thực trạng đói nghèo ( cả nước hoặc một vùng cụ thể) và các chính sách đảm bảo công bằng xã hội ở Việt Nam"

Sẽ làm khoảng 10 đến 15 trang A4......

Bắt đầu từ hôm nay chúng mình sẽ làm bài và cùng nhau trao đổi qua Topic này nhé, có thể là Tuần sau chúng ta phải nộp bài rồi, nên mọi thứ cần khẩn chương nhé, cùng bắt tay làm thôi

Về Đầu Trang Go down
https://aotrang.forumvi.com

Thảo Luận nhóm Kinh Tế Công Cộng( 2Thành, Đức Anh, Tuyết, Cường)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Sóc ca ca

Admin
Admin
Sóc ca ca


Tổng số bài gửi : 444
Xu : 1727
Likes : 45
Join date : 02/09/2011
Age : 31
Đến từ : Quốc Oai

Bài gửiTiêu đề: Re: Thảo Luận nhóm Kinh Tế Công Cộng( 2Thành, Đức Anh, Tuyết, Cường) Thảo Luận nhóm Kinh Tế Công Cộng( 2Thành, Đức Anh, Tuyết, Cường) EmptySat Mar 10, 2012 4:16 pm

Avis positif
Về vấn đề "Thực trạng đói nghèo ( cả nước hoặc một vùng cụ thể) và các chính sách đảm bảo công bằng xã hội ở Việt Nam" tớ nghĩ hình thức làm bài này sẽ giống như làm một bài tiểu luận. còn số liệu thì làm cả nước số liệu sẽ nhiều hơn và cũng dễ phân tích hơn.

Kết cấu tớ sẽ chia ra làm 3 phần
Phần I: Đặt vấn đề
Mình sẽ nếu lý do tại sao chọn đề tài này và xác định mục tiêu nghiên cứu về đề tài trong phần này.

Phần II: Nội dung
Ở phần này mình nghĩ, chúng ta sẽ 2 vẫn đề chính
* Nếu lên thực trạng đói nghèo (số liệu thì càng gần càng tốt), phân tích nguyên nhân dẫn tới thực trạng này và đề ra giải pháp cho vẫn đề.
* Nếu các chính sách đảm bảo công bằng xã hội...

Phần III: Kết Luận
Phần này mình sẽ tóm tắt lại nội dung của toàn bài một cách cô đọng nhất.

Trong quyển " Giáo trình kinh tế công cộng " Bắt đầu từ trang 176 --> 207 cũng có kha khá số liệu, và ở đấy thì người ta cũng phân tích rất rõ ràng rồi, chúng mình có thể tham khảo thêm....


Tớ không biết là cô sẽ gọi trình bày hay là cử người lên trình bày, vì thế tất cả đều phải làm. Tránh trường hợp vì một cá nhân mà ảnh hưởng đến cả tập thể.
Về Đầu Trang Go down
https://aotrang.forumvi.com

Thảo Luận nhóm Kinh Tế Công Cộng( 2Thành, Đức Anh, Tuyết, Cường)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Sóc ca ca

Admin
Admin
Sóc ca ca


Tổng số bài gửi : 444
Xu : 1727
Likes : 45
Join date : 02/09/2011
Age : 31
Đến từ : Quốc Oai

Bài gửiTiêu đề: Re: Thảo Luận nhóm Kinh Tế Công Cộng( 2Thành, Đức Anh, Tuyết, Cường) Thảo Luận nhóm Kinh Tế Công Cộng( 2Thành, Đức Anh, Tuyết, Cường) EmptySat Mar 10, 2012 4:48 pm

Avis positif
Về Đầu Trang Go down
https://aotrang.forumvi.com

Thảo Luận nhóm Kinh Tế Công Cộng( 2Thành, Đức Anh, Tuyết, Cường)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Sóc ca ca

Admin
Admin
Sóc ca ca


Tổng số bài gửi : 444
Xu : 1727
Likes : 45
Join date : 02/09/2011
Age : 31
Đến từ : Quốc Oai

Bài gửiTiêu đề: Re: Thảo Luận nhóm Kinh Tế Công Cộng( 2Thành, Đức Anh, Tuyết, Cường) Thảo Luận nhóm Kinh Tế Công Cộng( 2Thành, Đức Anh, Tuyết, Cường) EmptyThu Mar 15, 2012 4:33 pm

Avis positif
Tính cấp thết nghiên cứu vấn đề

- Đói nghèo là vấn đề toàn cầu, đã và đang diễn ra trên khắp các châu lục với những mức độ khác nhau và trở thành một thách thức lớn đối với sự phát triển của từng khu vực, từng quốc gia, dân tộc và từng địa phương.
- Việt Nam là một nước nông nghiệp với 70% dân số sống ở nông thôn. Với trình độ dân trí, canh tác còn hạn chế nên năng suất lao động chưa cao, thu nhập của nông dân còn thấp, tình trạng đói nghèo vẫn diễn ra rộng khắp các khu vực.
- Vấn đề đói nghèo đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Để người nghèo thoát nghèo là mục tiêu, nhiệm vụ chính trị - xã hội. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề đói nghèo. Nhưng việc triển khai thực hiện còn một số hạn chế do sự thiếu thông tin cũng như nhận thức chưa đầy đủ về tình trạng nghèo đói hiện nay.
- Vì thế việc nghiên cứu về thực trạng đói nghèo một cách hệ thống, có khoa học để từ đó làm cơ sở đưa ra các chính sách xóa nghèo giảm cho từng đối tượng ở từng địa phương một cách hợp lí là vấn đề mang tính cấp thiết để từng bước đưa Việt Nam thoát khỏi tình trạng đói nghèo, trở thành một nước phát triển.
Về Đầu Trang Go down
https://aotrang.forumvi.com

Thảo Luận nhóm Kinh Tế Công Cộng( 2Thành, Đức Anh, Tuyết, Cường)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Sóc ca ca

Admin
Admin
Sóc ca ca


Tổng số bài gửi : 444
Xu : 1727
Likes : 45
Join date : 02/09/2011
Age : 31
Đến từ : Quốc Oai

Bài gửiTiêu đề: Re: Thảo Luận nhóm Kinh Tế Công Cộng( 2Thành, Đức Anh, Tuyết, Cường) Thảo Luận nhóm Kinh Tế Công Cộng( 2Thành, Đức Anh, Tuyết, Cường) EmptyThu Mar 15, 2012 5:20 pm

Avis positif
Về Đầu Trang Go down
https://aotrang.forumvi.com

Thảo Luận nhóm Kinh Tế Công Cộng( 2Thành, Đức Anh, Tuyết, Cường)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
hieu_ken

Thành viên
Thành viên
avatar


Tổng số bài gửi : 2
Xu : 2
Likes : 0
Join date : 13/10/2011
Age : 31
Đến từ : Hà Nội

Bài gửiTiêu đề: Re: Thảo Luận nhóm Kinh Tế Công Cộng( 2Thành, Đức Anh, Tuyết, Cường) Thảo Luận nhóm Kinh Tế Công Cộng( 2Thành, Đức Anh, Tuyết, Cường) EmptySun Mar 18, 2012 10:29 pm

Avis positif
tình hình là nhóm bọn tớ làm bài giống hệt các cậu rồi :(
Về Đầu Trang Go down

Thảo Luận nhóm Kinh Tế Công Cộng( 2Thành, Đức Anh, Tuyết, Cường)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Sóc ca ca

Admin
Admin
Sóc ca ca


Tổng số bài gửi : 444
Xu : 1727
Likes : 45
Join date : 02/09/2011
Age : 31
Đến từ : Quốc Oai

Bài gửiTiêu đề: Re: Thảo Luận nhóm Kinh Tế Công Cộng( 2Thành, Đức Anh, Tuyết, Cường) Thảo Luận nhóm Kinh Tế Công Cộng( 2Thành, Đức Anh, Tuyết, Cường) EmptySun Mar 18, 2012 10:43 pm

Avis positif
hieu_ken đã viết:
tình hình là nhóm bọn tớ làm bài giống hệt các cậu rồi :(

Không sao. tớ thấy lớp mình nhiều nhóm làm vào đề tài này mà.... để tự do, tự chọn nên cũng bình thường. cái cơ bản là trình bày như thế nào cơ. có vẻ hay rồi đấy.hi
Về Đầu Trang Go down
https://aotrang.forumvi.com

Thảo Luận nhóm Kinh Tế Công Cộng( 2Thành, Đức Anh, Tuyết, Cường)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Sóc ca ca

Admin
Admin
Sóc ca ca


Tổng số bài gửi : 444
Xu : 1727
Likes : 45
Join date : 02/09/2011
Age : 31
Đến từ : Quốc Oai

Bài gửiTiêu đề: Re: Thảo Luận nhóm Kinh Tế Công Cộng( 2Thành, Đức Anh, Tuyết, Cường) Thảo Luận nhóm Kinh Tế Công Cộng( 2Thành, Đức Anh, Tuyết, Cường) EmptySun Mar 18, 2012 11:08 pm

Avis positif
Xoá đói, giảm nghèo ở nước ta là một chủ trương lớn, một quyết sách lớn, là sự quan tâm hàng đầu của Đảng, nhà nước trong những thập kỷ qua. Xoá đói, giảm nghèo theo hướng bền vững là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Những thành tựu giảm nghèo ở Việt Nam Từ năm 1998 đến nay, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và chương trình 135 ra đời và đi vào hoạt động đã tạo sự chuyển biến sâu sắc trong toàn xã hội, huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, huy động và đa dạng hoá các nguồn lực cho giảm nghèo, bộ mặt các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn được cải thiện rõ nét, đời sống của người nghèo, đồng bào dân tộc đã được nâng lên một bước. Thành quả xoá đói, giảm nghèo của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, báo cáo phát triển Việt Nam năm 2004 đã ghi nhận: “Những thành tựu giảm nghèo của Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công nhất trong phát triển kinh tế” tạo được sự đồng thuận xã hội cao, góp phần ổn định chính trị, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng trưởng kinh tế của đất nước, thực hiện cam kết thiên niên kỷ, góp phần nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam giảm nhanh, từ 17,2% năm 2001 xuống còn 6,3% năm 2005 (theo chuẩn nghèo cũ), bình quân mỗi năm giảm được trên 30 vạn hộ, đạt được mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII và IX đề ra. Cơ sở hạ tầng thiết yếu của các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn từng bước được xây dựng, năm 2000 có khoảng 4.000 công trình được đưa vào sử dụng, đến năm 2006 đã có trên 30.000 công trình được xây dựng và đưa vào sử dụng đã làm cho bộ mặt của xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn được cải thiện đáng kể nhất là trường học, trạm y tế, thuỷ lợi nhỏ, đường giao thông, nước sạch và vệ sinh môi trường… Chất lượng cuộc sống của người dân ở các xã nghèo đã được nâng lên một bước, thu nhập bình quân của 20% nhóm nghèo nhất năm 2001 đạt 107.000 đồng/người/tháng và tăng 1,45 lần vào năm 2005. Với phương châm huy động đa nguồn, qua các kênh, các hình thức huy động phong phú, từ năm 2001 đến 2005 tổng nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo đạt khoảng 41 nghìn tỷ đồng. Để tiếp tục phát huy những thành quả giảm nghèo đạt được, đồng thời cũng là sự thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống đói nghèo, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chuẩn nghèo mới giai đoạn 2006- 2010; phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006- 2010 và chương trình 135 giai đoạn II; hình thành Ban Chỉ đạo thống nhất của Chính phủ để tổ chức thực hiện 02 Chương trình từ Trung ương đến địa phương, cơ sở, đồng thời ban hành nhiều chính sách mới như: tín dụng đối với học sinh, sinh viên nghèo; cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất- kinh doanh tại vùng khó khăn… Sau 2 năm thực hiện, đã có 2,866 triệu hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi; 1,330 triệu lượt người nghèo được hướng dẫn cách làm ăn; 20 ngàn lao động nghèo được hỗ trợ dạy nghề miễn phí; 62 ngàn lượt cán bộ giảm nghèo các cấp được tập huấn nâng cao năng lực; 29 triệu lượt người nghèo được cấp thẻ BHYT; 2,4 triệu học sinh nghèo được miễn giảm học phí; 230 ngàn hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở; nhiều mô hình giảm nghèo ở các vùng đặc thù, mô hình giảm nghèo gắn với an sinh- quốc phòng và mô hình liên kết với các doanh nghiệp được xây dựng có hiệu quả và nhân rộng. Với sự nỗ lực chung của cả nước, của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, địa phương, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh vượt mức kế hoạch đề ra, đến cuối năm 2007 tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn 14,87% giảm 6,23% so với cuối năm 2005, trong đó: Tây Bắc 32,36%; Đông Bắc 23,44%; Đồng Bằng Sông Hồng 9,59%; Bắc Trung Bộ 23,44%; Duyên hải miền Trung 16,18%; Tây Nguyên 21,34%; Đông Nam Bộ 5,12%; Đồng bằng sông Cửu Long 12,85%. Một số địa phương đã cơ bản xoá hết hộ nghèo theo chuẩn quốc gia như Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và áp dụng chuẩn nghèo mới của địa phương cao hơn từ 1 đến 2 lần chuẩn quốc gia. Những khó khăn thách thức Trong những năm qua, công cuộc phát triển kinh tế- xã hội của nước ta đạt được những thành tựu quan trọng, GDP hàng năm tăng cao từ 7,5- 8,5%, tuy nhiên Việt Nam vẫn là một nước ng


Về Đầu Trang Go down
https://aotrang.forumvi.com

Thảo Luận nhóm Kinh Tế Công Cộng( 2Thành, Đức Anh, Tuyết, Cường)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Sóc ca ca

Admin
Admin
Sóc ca ca


Tổng số bài gửi : 444
Xu : 1727
Likes : 45
Join date : 02/09/2011
Age : 31
Đến từ : Quốc Oai

Bài gửiTiêu đề: Re: Thảo Luận nhóm Kinh Tế Công Cộng( 2Thành, Đức Anh, Tuyết, Cường) Thảo Luận nhóm Kinh Tế Công Cộng( 2Thành, Đức Anh, Tuyết, Cường) EmptySun Mar 18, 2012 11:21 pm

Avis positif
ĐÓI NGHÈO Ở VIỆT NAMVẤN ĐỀ, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Bước sang thế kỷ XXI, đói nghèo vẫn là vấn đề có tính toàn cầu. Một bức tranhtổng thể là thế giới với gần một nửa số dân sống dưới 2USD*/ngày và cứ 8 trong số100 trẻ em không sống được đến 5 tuổi. Vì vậy một phong trào sôi nổi và rộng khắptrên thế giới là phải làm như thế nào để đẩy lùi nghèo đói. CònViệt Namthì sao?Trong những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có côngtác xoá đói giảm nghèo tốt nhất theo tiêu chuẩn và phương pháp xác định đườngnghèo khổ của WB, tỷ lệ nghèo ở Việt Nam giảm từ 58,1% năm 1993 xuống còn37,4% năm 1998 và hiện nay còn khoảng 30%. Theo tiêu chuẩn quốc gia tỷ lệ nghèođói của nước ta giảm từ 30,01% năm 1992 xuống 11% năm 2000. Tuy quy mô đóinghèo toàn quốc giảm nhanh. Nhưng thực trạng cho thấy, Việt Nam vẫn là một nướcnghèo. Con số các hộ bị tái nghèo là rất lớn bình quân hàng năm khoảng 50.000 hộ(riêng năm 1996 và 1997 mỗi năm khoảng gần 100.000 hộ do bão lụt. Nếu so sánhtình trạng đói nghèo của nước ta với các nước trên thế giới thì tính bức xúc của nó làrất lớn, ngưỡng nghèo của Việt Nam vẫn xa với ngưỡng nghèo của thế giới.
I. ĐÓI NGHÈO LÀ GÌ?
Từ những công trình nghiên cứu của nhà kinh tế B. S. Rowntree vào đầu thế kỷ thứ20 đến kinh tế gia người Ân đoạt giải Nobel năm 1998 là Amartya Sen , vô số nghiêncứu của các nhà kinh tế và thống kê nhằm thống nhứt một dịnh nghĩa và định chuẩncho hiện tượng nghèo, nhưng không lý thuyết nào được hoàn toàn chấp nhận. Mộtcách tổng quát, Sen chủ trương đời sống của người dân không đo lường bằng tài sảnmà bằng bất bình đẳng (inégalité) và khả năng hành động (capabilité). Một quốc gia,cho dù giàu có tài nguyên mà người dân vẫn cảm thấy nghèo khổ, thiều thôn nếu sốngtrong một môi trường xấu, bất bình đẳng ; ngược lại người dân môt quốc gia kém tàinguyên hơn mà vẫn có môt mức sống khả quan nếu chánh phủ biết sử dụng khéo léotài nguyên. Quan niệm nghèo đói theo lý thuyết dân chủ như trên của Sen hoàn toànđối nghịch với John Rawls trong Théorie de la justice (1971) theo đó tự do con người
gắn liền với lợi tức và phát triển kinh tế gắn liền với sự trù phú của người dânDictionnaire des notions. Éditions Universalis, 2006, p. 595).Ngưỡng nghèo là một yếu tố chính yếu để qui định thành phần nghèo của một quốcgia. Nhưng định nghĩa ngưỡng nghèo cũng là một yếu tố phức tạp bởi lẽ mỗi quốc giađịnh nghĩa theo các tiêu chuẩn khác nhau và do đó nhiều nhà kinh tế cho rằng việc sosánh ngưỡng nghèo giữa các quốc gia, nhất là giữa quốc gia kỹ nghệ và quốc gia đangphát triển chỉ có một giá trị tương đối, nếu không cho là vô nghĩa.
II. VẤN ĐỀ ĐÓI NGHÈO Ở VIỆT NAM
Xoá đói, giảm nghèo ở nước ta là một chủ trương lớn, một quyết sách lớn, là sự quan tâm hàng đầu của Đảng, nhà nước trong những thập kỷ qua. Xoá đói, giảmnghèo theo hướng bền vững là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinhtế- xã hội của đất nước.
Những thành tựu giảm nghèo ở Việt Nam Từ năm 1998 đến nay, chương trìnhmục tiêu quốc gia giảm nghèo và chương trình 135 ra đời và đi vào hoạt động đã tạosự chuyển biến sâu sắc trong toàn xã hội, huy động được sức mạnh của cả hệ thốngchính trị, huy động và đa dạng hoá các nguồn lực cho giảm nghèo, bộ mặt các xãnghèo, xã đặc biệt khó khăn được cải thiện rõ nét, đời sống của người nghèo, đồng bàodân tộc đã được nâng lên một bước. Thành quả xoá đói, giảm nghèo của Việt Nam đãđược cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, báo cáo phát triển Việt Nam năm2004 đã ghi nhận: “Những thành tựu giảm nghèo của Việt Nam là một trong nhữngcâu chuyện thành công nhất trong phát triển kinh tế” tạo được sự đồng thuận xã hộicao, góp phần ổn định chính trị, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng trưởng kinh tếcủa đất nước, thực hiện cam kết thiên niên kỷ, góp phần nâng cao uy tín của Việt Namtrên trường quốc tế. Tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam giảm nhanh, từ 17,2% năm 2001xuống còn 6,3% năm 2005 (theo chuẩn nghèo cũ), bình quân mỗi năm giảm được trên30 vạn hộ, đạt được mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII và IX đề ra. Cơ sở hạ tầng thiết yếu của các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn từng bước được xây dựng,năm 2000 có khoảng 4.000 công trình được đưa vào sử dụng, đến năm 2006 đã có trên30.000 công trình được xây dựng và đưa vào sử dụng đã làm cho bộ mặt của xãnghèo, xã đặc biệt khó khăn được cải thiện đáng kể nhất là trường học, trạm y tế, thuỷlợi nhỏ, đường giao thông, nước sạch và vệ sinh môi trường… Chất lượng cuộc sốngcủa người dân ở các xã nghèo đã được nâng lên một bước, thu nhập bình quân của20% nhóm nghèo nhất năm 2001 đạt 107.000 đồng/người/tháng và tăng 1,45 lần vàonăm 2005. Với phương châm huy động đa nguồn, qua các kênh, các hình thức huyđộng phong phú, từ năm 2001 đến 2005 tổng nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảmnghèo đạt khoảng 41 nghìn tỷ đồng. Để tiếp tục phát huy những thành quả giảm nghèođạt được, đồng thời cũng là sự thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với cộng
đồng quốc tế trong cuộc chiến chống đói nghèo, Thủ tướng Chính phủ đã ban hànhchuẩn nghèo mới giai đoạn 2006- 2010; phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc giagiảm nghèo giai đoạn 2006- 2010 và chương trình 135 giai đoạn II; hình thành BanChỉ đạo thống nhất của Chính phủ để tổ chức thực hiện 02 Chương trình từ Trungương đến địa phương, cơ sở, đồng thời ban hành nhiều chính sách mới như: tín dụngđối với học sinh, sinh viên nghèo; cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bàodân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất- kinh doanhtại vùng khó khăn… Sau 2 năm thực hiện, đã có 2,866 triệu hộ nghèo được vay vốntín dụng ưu đãi; 1,330 triệu lượt người nghèo được hướng dẫn cách làm ăn; 20 ngànlao động nghèo được hỗ trợ dạy nghề miễn phí; 62 ngàn lượt cán bộ giảm nghèo cáccấp được tập huấn nâng cao năng lực; 29 triệu lượt người nghèo được cấp thẻ BHYT;2,4 triệu học sinh nghèo được miễn giảm học phí; 230 ngàn hộ nghèo được hỗ trợ vềnhà ở; nhiều mô hình giảm nghèo ở các vùng đặc thù, mô hình giảm nghèo gắn với ansinh- quốc phòng và mô hình liên kết với các doanh nghiệp được xây dựng có hiệuquả và nhân rộng. Với sự nỗ lực chung của cả nước, của các cấp, các ngành, các tổchức đoàn thể, địa phương, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh vượt mức kế hoạch đề ra, đếncuối năm 2007 tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn 14,87% giảm 6,23% so với cuối năm 2005,trong đó: Tây Bắc 32,36%; Đông Bắc 23,44%; Đồng Bằng Sông Hồng 9,59%; BắcTrung Bộ 23,44%; Duyên hải miền Trung 16,18%; Tây Nguyên 21,34%; Đông NamBộ 5,12%; Đồng bằng sông Cửu Long 12,85%. Một số địa phương đã cơ bản xoá hếthộ nghèo theo chuẩn quốc gia như Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và áp dụngchuẩn nghèo mới của địa phương cao hơn từ 1 đến 2 lần chuẩn quốc gia. Những khókhăn thách thức Trong những năm qua, công cuộc phát triển kinh tế- xã hội của nướcta đạt được những thành tựu quan trọng, GDP hàng năm tăng cao từ 7,5- 8,5%, tuynhiên Việt Nam vẫn là một nước ng
III. THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO Ở VIỆT NAM1.Thực trạng đói nghèo ở Việt Nam
Tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam năm 2002, theo chuẩn quốc gia của Việt Nam là12,9%, còn theo chuẩn của Liên Hiệp Quốc là 29% trong đó tỷ lệ hộ đói là 10,87%.Dựa theo chỉ số nghèo tổng hợp (
Human Poverty Index-HPI
), Việt Nam xếp hạng 41trên 95 nước năm 2004. Theo báo cáo của Oversea Development Institute, Việt Namlà nước đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo.
Chuẩn nghèo Việt Nam
là một tiêu chuẩn để đo lường mức độ nghèo của các hộdân tại Việt Nam. Chuẩn này khác với chuẩn nghèo bình quân trên thế giới. Theoquyết định của thủ tướng chính phủ Việt Nam 170/2005/QĐ-TTg ký ngày 08 Tháng07 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 :
1) Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.2) Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 260.000đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèoTính theo ngoại kim thì chuẩn nghèo của Việt Nam là 15 Mỹ kim/tháng cho mỗigia đình.Cho đến năm 2009, theo chuẩn nghèo trên, cả nước Việt Nam hiện có khoảng 2triệu hộ nghèo, đạt tỷ lệ 11% dân số. Tuy nhiên, trên diễn đàn Quốc hội Việt Nam, rấtnhiều đại biểu cho rằng tỷ lệ hộ nghèo giảm không phản ánh thực chất vì số ngườinghèo trong xã hội không giảm, thậm chí còn tăng do tác động của lạm phát(khoảng40% kể từ khi ban hành chuẩn nghèo đến nay) và do là suy giảm kinh tế. Theo chuẩntrên, nhiều hộ nghèo thoát nghèo nhưng vẫn không đủ sống và do đời sống khó khănnên rất nhiều người muốn còn được thuộc diện nghèo mãi để còn nhận các khoản hỗtrợ như như vay vốn ưu đãi, bảo hiểm y tế … Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng chorằng không thể duy trì chuẩn nghèo 200.000-260.000 đồng như hiện nay mà cần rà sátvà ban hành chuẩn nghèo mới cho năm 2011.
2.Nguyên nhân nghèo ở Việt Nam
Có nhiều quan điểm về nguyên nhân gây ra nghèo đói ở Việt Nam nhưng nóichung nghèo đói ở Việt Nam có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như sau.

Nguyên nhân lịch sử, khách quan
:
o
Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu vừa trải qua một cuộc chiếntranh lâu dài và gian khổ, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, ruộng đồng bị bỏhoang, bom mìn, nguồn nhân lực chính của các hộ gia đình bị sút giảm domất mát trong chiến tranh, thương tật, hoặc phải xa gia đình để tham giachiến tranh, học tập cải tạo trong một thời gian dài.
o
Chính sách nhà nước thất bại: sau khi thống nhất đất nước việc áp dụngchính sách tập thể hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp và chínhsách giá lương tiền đã đem lại kết quả xấu cho nền kinh tế vốn đã ốm yếucủa Việt Nam làm suy kiệt toàn bộ nguồn lực của đất nước và hộ gia đìnhở nông thôn cũng như thành thị, lạm phát tăng cao có lúc lên đến 700%năm.
o
Hình thức sở hữu: việc áp dụng chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nướcvà tập thể của các tư liệu sản xuất chủ yếu trong một thời gian dài đã làmthui chột động lực sản xuất.
o
Việc huy động nguồn lực nông dân quá mức, ngăn sông cấm chợ đã làmcắt rời sản xuất với thị trường, sản xuất nông nghiệp đơn điệu, côngnghiệp thiếu hiệu quả, thương nghiệp tư nhân lụi tàn, thương nghiệp quốc doanh thiếu hàng hàng hóa làm thu nhập đa số bộ phận giảm sút trong khidân số tăng cao.
o
Lao động dư thừa ở nông thôn không được khuyến khích ra thành thị laođộng, không được đào tạo để chuyển sang khu vực công nghiệp, chínhsách quản lý bằng hộ khẩu đã dùng biện pháp hành chính để ngăn cảnnông dân di cư, nhập cư vào thành phố.
o
Thất nghiệp tăng cao trong một thời gian dài trước thời kỳ đổi mới donguồn vốn đầu tư thấp và thiếu hệu quả vào các công trình thâm dụngvốn của Nhà nước.

Nguyên nhân chủ quan
: sau 20 năm đổi mới đến năm 2005 kinh tế đã đạt đượcmột số thành tựu nhưng số lượng người nghèo vẫn còn đông, có thể lên đến26% (4,6 triệu hộ) do các nguyên nhân khác như sau:
o
Sai lệch thống kê: do điều chỉnh chuẩn nghèo của Chính phủ lên cho gầnvới chuẩn nghèo của thế giới (1USD/ngày) cho các nước đang phát triểnlàm tỷ lệ nghèo tăng lên.
o
Việt Nam là nước nông nghiệp đến năm 2004 vẫn còn 74,1% dân sống ở nông thôn trong khi tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp trong tổng sản phẩmquốc gia thấp. Hệ số Gini là 0,42 và hệ số chênh lệch là 8,1 nên bất bìnhđẳng cao trong khi thu nhập bình quân trên đầu người còn thấp.
o
Người dân còn chịu nhiều rủi ro trong cuộc sống, sản xuất mà chưa cócác thiết chế phòng ngừa hữu hiệu, dễ tái nghèo trở lại như: thiên tai, dịchbệnh, sâu hại, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, thất nghiệp, rủi ro vềgiá sản phẩm đầu vào và đầu ra do biến động của thị trường thế giới vàkhu vực như khủng hoảng về dầu mỏ làm tăng giá đầu vào, rủi ro vềchính sách thay đổi không lường trước được, rủi ro do hệ thống hànhchính kém minh bạch, quan liêu, tham nhũng.
o
Nền kinh tế phát triển không bền vững, tăng trưởng tuy khá nhưng chủyếu là do nguồn vốn đầu tư trực tiếp, vốn ODA, kiều hối, thu nhập từ dầumỏ trong khi nguồn vốn đầu tư trong nước còn thấp. Tín dụng chưa thayđổi kịp thời, vẫn còn ưu tiên cho vay các doanh nghiệp nhà nước có hiệuquả thấp, không thế chấp, môi trường sớm bị hủy hoại, đầu tư vào conngười ở mức cao nhưng hiệu quả còn hạn chế, số lượng lao động đượcđào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường còn thấp, nông dân khó tiếp cận tíndụng ngân hàng nhà nước,
o
Ở Việt Nam, sự nghèo đói và HIV/AIDS tiếp tục phá hủy từng kết cấucủa tuổi thơ. Các em không được thừa hưởng quyền có một tuổi thơ đượcthương yêu, chăm sóc và bảo vệ trong mái ấm gia đình hoặc được khíchlệ phát triển hết khả năng của mình. Khi trưởng thành và trở thành chamẹ, đến lượt con cái các em có nguy cơ bị tước đoạt các quyền đó vì cáchiểm họa đối với tuổi thơ lặp lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.
o
Sự chênh lệch lớn giữa các vùng miền, thành thị và nông thôn, giữa cácdân tộc cao
o
Môi trường sớm bị hủy hoại trong khi đa số người nghèo lại sống nhờ vào nông nghiệp.
o
Hiệu năng quản lý chính phủ thấp.
3.Tình hình giải quyết đói nghèo tại Việt Nam
Bản chất nghèo đói đang thay đổi đòi hỏi sự linh hoạt trong chương trình mục tiêuquốc gia xóa đói giảm nghèo.
Kinh tế khác, đói nghèo khác
Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Hòa cho biết:“Trong giai đoạn sau đổi mới 1986 đến trước năm 2006, mô hình kinh tế kế hoạch hóatập trung được thay bằng nền kinh tế thị trường. Việt Nam nhanh chóng hội nhập vàonền kinh tế mở toàn cầu”.“Sự chuyển đổi này khiến đói nghèo giảm từ mức gần 58% dân số xuống còn16%. Các chỉ số phúc lợi như tiếp cận dịch vụ xã hội và cơ sở hạ tầng cơ bản cũngtăng tích cực. Chính phủ đầu tư nguồn lực đáng kể cho các chương trình giảm nghèoquốc gia với mục tiêu thúc đẩy phát triển trên diện rộng và cân đối về mặt xã hội”, ôngHòa nói.Ông Đặng Kim Chung, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội (BộLao động-Thương binh và Xã hội) đánh giá sự thay đổi bối cảnh kinh tế-xã hội của đấtnước dẫn đến bản chất nghèo đói cũng thay đổi.Phân tích của Trung tâm Phân tích Dự báo (Viện Khoa học xã hội Việt Nam) đãchỉ ra rằng “Nghèo đói về vật chất đã chuyển từ một hiện tượng số đông thành mộtvấn đề cụ thể của các cộng đồng. Cộng đồng đó là những nhóm như trẻ em đườngphố, người thất nghiệp và người sống ở vùng nông thôn, hẻo lánh”.“Ngoài ra, tiến trình kinh tế mới, đô thị hóa cũng dẫn đến những thách thức lớnvới đời sống xã hội. Bất bình đẳng ngày càng gia tăng. Các cá nhân dễ tổn thươngtrước những cú sốc kinh tế-xã hội và môi trường. Xói mòn các mạng lưới an sinh cộngđồng”, phân tích nêu rõ.Thêm vào đó, khi trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO,)mỗi "cú sốc" của kinh tế thế giới cũng có những ảnh hưởng nhất định tới Việt Nam."Ví dụ gần nhất là hiện tượng mất việc hàng loạt đầu năm 2008 do ảnh hưởng củakhủng hoảng kinh tế thế giới", ông Hòa phân tích.Chính vì thế, ông Đặng Kim Chung cho rằng, công cuộc xóa đói giảm nghèo tại ViệtNam đang đối diện với bối cảnh nghèo đói thay đổi nhanh chóng
IV.
MỘT SỐ GIÁI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ĐÓINGHÈO Ở VIỆT NAM
1. Khuyến nghị mở rộng bảo trợ xã hội
Trên nền tảng nhận thức về hiện tượng nghèo trong giai đoạn hiện nay, nhómnghiên cứu của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội khuyến nghị mở rộng bảo trợ xãhội cho các nhóm người nghèo. Cụ thể là: Sau năm 2010 chương trình mục tiêu quốcgia cần tiến tới mở rộng và thực hiện các chính sách bảo trợ xã hội bao phủ toàn bộcác đối tượng dễ bị tổn thương.“Điều này phù hợp với những nước có thu nhập trung bình và đã thoát khỏi diệnnghèo đói phổ biến, nhưng vẫn có một số nhóm người dễ bị tổn thương trước nhữngcú sốc. Bên cạnh đó, chi phí thực hiện các chính sách này thấp hơn nhiều so với cácchương trình mục tiêu”, ông Chung phân tích.Ông Ngô Trường Thi, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ Lao động-Thươngbinh và Xã hội) khẳng định, Bộ đang cùng với Chính phủ xây dựng một chiến lược ansinh xã hội tổng thể, dài hạn nhằm bảo vệ người dân trước những rủi ro về kinh tế-xãhội để bổ sung cho các hỗ trợ về giảm nghèo.Ngoài ra, sẽ có những phương pháp mới trong hỗ trợ giảm nghèo có mục tiêunhư: Hỗ trợ trọn gói cho các huyện và quỹ phát triển cộng đồng; chi trả trực tiếp cóđiều kiện hoặc gói hỗ trợ thu nhập cơ bản.
2. Địa phương hóa các chương trình
Về phía địa phương, theo nhóm nghiên cứu, cần đảm bảo các chương trình hỗ trợ đến được với người nghèo và có sự phối kết hợp giữa các chính sách thông qua tiếntrình tăng cường kinh tế xã hội tại địa phương. Điều này sẽ giúp giải quyết nghèo đóitheo cách tiếp cận đa chiều và đặc thù địa phương. Các địa phương sẽ tự xem xét đểtập trung nguồn lực vào các vùng nghèo nhất. Ngoài ra, chỉ cơ sở mới có thể xây dựngcác gói hỗ trợ gắn với nhu cầu của mình.“Trên thực tế, lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội là yếu tố quyết định cho cáchoạt động giảm nghèo trong tương lai. Nên kết hợp nó với cơ chế hỗ trợ tài chính linhhoạt từ trung ương. Việc xây dựng kế hoạch nên được thực hiện có hệ thống. Điều nàygiúp tránh trùng lắp các chương trình. Đồng thời cũng giúp có được một chương trìnhtổng thế tốt hơn”, ông Chung nói.
Các chương trình mục tiêu được khuyến cáo nên tập trung vào những nơi có tỷ lệnghèo cao. Nghèo đói ngày càng phức hợp, nên cần phải có những giải pháp hỗ trợ tổng hợp, vừa nhằm cải thiện môi trường, vừa hỗ trợ có mục tiêu cho các hộ gia đìnhvà cá nhân có nhu cầu cao nhất. Một điểm quan trọng cũng được nhắc tới là hệ thốngphân loại và xác định hộ nghèo cần phải được điều chỉnh đơn giản, minh bạch vàkhách quan. Mức độ nghèo đói phải là điểm mấu chốt trong quyết định phân bổ nguồnlực, và hỗ trợ tài chính trọn gói.
3. Các mục tiêu của chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo đếnnăm 2010:
- Cung cấp đầy đủ cơ sở hạ tầng cơ bản cho các xã đặc biệt khó khăn thuộc cácvùng bãi ngang ven biển và hải đảo.- 6 triệu lượt hộ nghèo được cấp tín dụng ưu đãi.- 4,2 triệu lượt người nghèo được hướng dẫn về khuyến nông-lâm-ngư, chuyểngiao kỹ thuật và họat động kinh doanh.- 150.000 người nghèo được miễn giảm học phí đào tạo nghề.- 100% người nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế, khi ốm đau đi khám chữa bệnhđược Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán.- 19 triệu lượt học sinh nghèo, trong đó có 9 triệu học sinh tiểu học được miễn,giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường.- 170.000 cán bộ làm công tác giảm nghèo, trong đó 95% cán bộ cấp cơ sở đượctập huấn nâng cao năng lực.- 500.000 hộ người được hỗ trợ để xóa nhà tạm.- 98% người nghèo có nhu cầu được trợ giúp pháp lý miễn phí.
V. THÀNH QUẢ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM
Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh của Việt Nam trong suốt thập kỷ 1990 đã có tácđộng quan trọng đến việc xoá đói giảm nghèo và phát triển xã hội.
Tỷ lệ người nghèo, tính theochuẩn nghèo quốc tế, đã giảm liên tục từ hơn 60%vào năm 1990, xuống 58% vào năm 1993, 37% vào năm 1998, 32% vào năm 2000,29% vào năm 2002 và còn 18,1% vào năm 2004.Hiện tại (2006) có khoảng 10,8% số hộ được xếp vào loại thiếu ăn (nghèo lươngthực) theo chuẩn nghèo quốc tế.Căn cứ vàochuẩn nghèo quốc giadoBộ Lao động, Thương binh và Xã hộibanhành, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ hơn 30% năm 1990, 30% vào năm 1992, 15,7% năm1998 xuống xấp xỉ 17% vào năm 2001(2,8 triệu hộ) và 10% năm 2000.Theo chuẩn nghèo của chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia, đầu năm 2000có khoảng 2,8 triệu hộ nghèo, chiếm 17,2% tổng số hộ trong cả nước, chủ yếu tậptrung vào các vùng nông thôn. Các vùng nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùngđồng bào dân tộc thiểu số tỷ lệ nghèo cao hơn con số trung bình này nhiều. Có tới64% số người nghèo tập trung ở vùng núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên vàDuyên hải miền trung. Cũng theo chuẩn nghèo quốc gia năm 2002 còn 12,9% hộnghèo và tỷ lệ nghèo lương thực ước lượng 10.87%.Từ năm 1992 đến 2004, tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam đã giảm từ 30% xuống còn8,3%. Tính đến tháng 12-2004, trên địa bàn cả nước có 2 tỉnh và thành phố cơ bảnkhông còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn; có 18 tỉnh tỷ lệ nghèo chiếm 3-5%; 24 tỉnh có tỷlệ nghèo chiếm 5-10%... Đáng kể trong chương trình Xóa đói giảm nghèo là những xãnằm trong diện 135 (xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn) đã có những thay đổi biếnchuyển rõ nét. Nếu năm 1992, có tới 60-70% số xã nghèo trong diện 135, thì đến năm2004 giảm xuống còn khoảng 20-25%.Số hộ nghèo của năm 2004 là 1,44 triệu hộ, tỷ lệ nghèo là 8,3%, đến cuối năm2005 còn khoảng dưới 7% với 1,1 triệu hộ. Như vậy tỷ lệ hộ nghèo năm 2005 đã giảmkhoảng 50% so với năm 2000.Cho đến năm2009, theo chuẩn nghèo trên, cả nước Việt Nam hiện có khoảng 2triệu hộ nghèo, đạt tỷ lệ 11% dân số. Tuy nhiên, trên diễn đàn Quốc hội Việt Nam, rấtnhiều đại biểu cho rằng tỷ lệ hộ nghèo giảm không phản ánh thực chất vì số ngườinghèo trong xã hội không giảm, thậm chí còn tăng do tác động của lạm phát(khoảng40% kể từ khi ban hành chuẩn nghèo đến nay) và do là suy giảm kinh tế.Chuẩn nghèoquốc giacủa Việt Nam hiện nay là gồm những hộ có mức thu nhập bình quân từ200.000 đến 260.000 đồng/người/tháng.Mặc dù vậy, nhiều hộ gia đình vừa thoát nghèo vẫn rất dễ rớt trở lại vào cảnhnghèo đói.

Tốc độ giảm nghèo
không đồng đều giữa các vùng và có xu hướng chậm lại,các hệ số tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo từ 1 - 0,7 trong những năm 1992 - 1998, giảm xuống còn khoảng 1 - 0,3 giai đoạn 1998 - 2004. Bình quân trướcđó mỗi năm giảm 34 vạn hộ nghèo.

Bất bình đẳng trong thu nhập
:
o
Giữa các vùng: tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực miền núi vẫn còn cao, gấp từ 1,7đến 2 lần tỷ lệ hộ nghèo bình quân của cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo ở vùngđồng bào dân tộc thiểu số trong tổng số hộ nghèo của cả nước có chiềuhướng tăng từ 21% năm 1992 lên 36% năm 2005. Tỷ lệ hộ nghèo tậptrung chủ yếu ở những vùng khó khăn, có nhiều yếu tố bất lợi như điềukiện tự nhiên khắc nghiệt, kết cấu hạ tầng thấp kém, trình độ dân trí thấp,trình độ sản xuất manh mún, sơ khai. Ngoài ra, xuất hiện một số đốitượng nghèo mới ở những vùng đang đô thị hóa và nhóm lao động nhậpcư vào đô thị, họ thường gặp nhiều khó khăn hơn và phải chấp nhận mứcthu nhập thấp hơn lao động sở tại. Đây là những điều kiện cơ bản làm giatăng yếu tố tái nghèo và tạo ra sự không đồng đều trong tốc độ giảmnghèo giữa các vùng. Các vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyêncó tốc độ giảm nghèo nhanh nhất, song đây cũng là những vùng có tỷ lệhộ nghèo cao nhất.
o
Chênh lệch giũa các nhóm: thu nhập giữa các nhóm giàu và nhóm nghèocó xu hướng gia tăng (tỷ số Ghini giảm), trong những năm gần đây,chênh lệch về thu nhập giữa 20% nhóm giàu và 20% nhóm nghèo từ 4,3lần năm 1993 lên 8,14 lần năm 2002; chênh lệch giữa 10% nhóm giàunhất và 10% nhóm nghèo nhất từ 12,5 lần năm 2002, tăng lên 13,5 lầnnăm 2004; Mức độ nghèo còn khá cao, thu nhập bình quân của nhóm hộnghèo ở nông thôn chỉ đạt 70% mức chuẩn nghèo mới. Sự gia tăngkhoảng cách giàu - nghèo sẽ làm cho tình trạng nghèo tương đối trở nêngay gắt hơn, việc thực hiện các giải pháp để giảm nghèo sẽ càng khókhăn hơn.
[7]

Sai lệch kết quả thống kê
Căn cứ vào kết quả chính thức điều tra mức sống hộgia đình năm 2002 và kết quả sơ bộ khảo sát mức sống của hộ gia đình năm2004, theo chuẩn nghèo quốc gia (2001), Tổng cục Thống kê đã tính toán và rathông cáo báo chí về tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia mới cho năm2002 và sơ bộ cho năm 2004. Theo đó, tỷ lệ nghèo năm 2002 của Việt Nam là23%, năm 2004 là 18,1%, năm 2005 là 8,3% . Nhưng với chuẩn mới từ Quyếtđịnh số 170/2005/QĐ –TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 ban hành chuẩn nghèoáp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010, tỉ lệ hộ nghèo của năm 2005 sẽ tăng từ 8,3%như hiện nay (chuẩn 2001) lên đến trên 26% là khoảng 4,6 triệu hộ.
Lưu ý
có một số vấn đề đặt ra từ tỷ lệ nghèo năm 2004 là 18,1%: Thứ nhất, tỷ lệnày thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 24-25% như nguồn thông tin đã được dùng để xác định
mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 15-16% vào năm 2010. Có sự khác biệt lớnnhư trên chủ yếu do phương pháp tính còn có sự khác nhau về hai mặt.Một mặt, nguồn thông tin trên đã tính theo mức chi tiêu, chứ không phải là mức thunhập/người/tháng. Mặt khác, nguồn thông tin trên đã không tính đến tỷ lệ trượt giá củagiá tiêu dùng. Chuẩn nghèo mới là chuẩn nghèo tính cho thời kỳ 2006-2010. “200nghìn, 260 nghìn đồng/người/tháng” là tính theo giá năm 2006 chứ không phải là tínhtheo giá 2004.Thứ hai, theo thông cáo báo chí của Tổng cục Thống kê, bên cạnh tỷ lệ nghèo cònthấp (8,6%) của khu vực thành thị, thì khu vực nông thôn tỷ lệ nghèo vẫn còn 21,2%tức là cứ 5 hộ vẫn còn trên 1 hộ nghèo.Bên cạnh tỷ lệ nghèo còn 6,1% của vùng Đông Nam Bộ và tỷ lệ nghèo còn 12,9%của vùng đồng bằng sông Hồng, thì vùng Tây Bắc vẫn còn tới 46,1%, tức là còn gầnmột nửa; vùng Bắc Trung Bộ và vùng Tây Nguyên tuy giảm nhanh nhưng vẫn còn gầnmột phần ba; vùng Đông Bắc vẫn còn 23,2%; vùng Duyên hải Nam Trung Bộ vẫn còn21,3%; ngay cả vùng ĐBSCL một vựa lúa của cả nước cũng vẫn còn 15,3%.Phần đông người nghèo ở Việt Nam sống trong hoàn cảnh bị tách biệt về mặt địalý, dân tộc, ngôn ngữ, xã hội và kinh tế. Kinh nghiệm của các nước khác cho thấy rằnglợi ích thực sự của tăng trưởng kinh tế ít đến được với các nhóm người chịu thiệt thòinày.Nghèo không chỉ đơn giản là mức thu nhập thấp mà còn thiếu thốn trong việc tiếpcận dịch vụ, như giáo dục, văn hóa, thuốc men, không chỉ thiếu tiền mặt, thiếu nhữngđiều kiện tốt hơn cho cuộc sống mà còn thiếu thể chế kinh tế thị trường hiệu quả, trongđó có các thị trường đất đai, vốn và lao động cũng như các thể chế nhà nước được cảithiện có trách nhiệm giải trình và vận hành trong khuôn khổ pháp lý minh bạch cũngnhư một môi trường kinh doanh thuận lợi. Mức nghèo còn là tình trạng đe dọa bị mấtnhững phẩm chất quý giá, đó là lòng tin và lòng tự trọng.Báo cáo quốc gia đầu tiên của Việt Nam về tiến độ thực hiện các Mục tiêu Pháttriển Thiên niên kỷ, được công bố tháng 9 năm 2005 và phân phát tại Hội nghịThượng đỉnh thế giới năm 2005, cho thấy tình trạng chênh lệch và bất bình đẳng xãhội giữa các vùng, giới tính và nhóm dân cư đang ngày càng gia tăng. Trong khi cácvùng đô thị được hưởng lợi nhiều nhất từ các chính sách cải cách và tăng trưởng kinhtế, thì tình trạng nghèo vẫn tồn tại dai dẳng ở nhiều vùng nông thôn của Việt Nam và ở mức độ rất cao ở các vùng dân tộc thiểu số - theo Tổng cục Thống kê là 69,3% vàonăm 2002.Trong thập kỷ tới đây nỗ lực của Việt Nam trong việc hội nhập với nền kinh tế toàncầu sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho sự tăng trưởng, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đốivới sự nghiệp giảm nghèo


Nguồn: http://www.scribd.com/doc/51719797/%C4%90OI-NGHEO-%E1%BB%9E-VI%E1%BB%86T-NAM
Về Đầu Trang Go down
https://aotrang.forumvi.com

Thảo Luận nhóm Kinh Tế Công Cộng( 2Thành, Đức Anh, Tuyết, Cường)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Sóc ca ca

Admin
Admin
Sóc ca ca


Tổng số bài gửi : 444
Xu : 1727
Likes : 45
Join date : 02/09/2011
Age : 31
Đến từ : Quốc Oai

Bài gửiTiêu đề: Re: Thảo Luận nhóm Kinh Tế Công Cộng( 2Thành, Đức Anh, Tuyết, Cường) Thảo Luận nhóm Kinh Tế Công Cộng( 2Thành, Đức Anh, Tuyết, Cường) EmptySun Mar 18, 2012 11:53 pm

Avis positif
Việt Nam trước tình hình mới

Là một quốc gia mà nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo, với 70% dân số ở nông thôn và 50% lực lượng lao động cả nước, những năm qua, Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong cuộc chiến chống đói nghèo.

Hiện Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, chiếm 1/5 lượng gạo xuất khẩu toàn cầu và cũng xuất khẩu nhiều mặt hàng nông, lâm, thủy sản khác với khối lượng lớn, đặc biệt là thủy sản. Đời sống nông dân tiếp tục được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, mỗi năm cả nước giảm khoảng 2% số hộ còn những huyện nghèo giảm 4%.

Mặc dù vậy, trong bài phát biểu tại hội nghị của FAO, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận định: "Nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, xóa đói giảm nghèo đặt ra đối với Việt Nam trong thời gian tới là rất nặng nề".

Theo Thủ tướng, trước tình hình phức tạp hiện nay trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam đang tích cực cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại bền vững, sản xuất hàng hóa lớn có năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh cao. Từ đó, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và tăng cường xuất khẩu, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.

Đối phó với tình trạng nước biển đang ngày càng dâng cao lấn vào đất liền, Việt Nam đang tập trung phát triển mô hình nông nghiệp xanh, sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng cao, sử dụng tiết kiệm năng lượng, nước, phân bón, hóa chất để thích ứng với những tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng nhấn mạnh mong muốn tiếp nhận sự hợp tác, giúp đỡ của FAO và các tổ chức, quốc gia khác trên toàn thế giới.

"Cùng với việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước, chúng tôi chủ trương đẩy mạnh hội nhập, hợp tác quốc tế để tạo môi trường thuận lợi và thu hút được nhiều nguồn lực từ bên ngoài cho phát triển", Thủ tướng phát biểu.
Về Đầu Trang Go down
https://aotrang.forumvi.com

Thảo Luận nhóm Kinh Tế Công Cộng( 2Thành, Đức Anh, Tuyết, Cường)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Sponsored content





Bài gửiTiêu đề: Re: Thảo Luận nhóm Kinh Tế Công Cộng( 2Thành, Đức Anh, Tuyết, Cường) Thảo Luận nhóm Kinh Tế Công Cộng( 2Thành, Đức Anh, Tuyết, Cường) Empty

Avis positif
Về Đầu Trang Go down

Thảo Luận nhóm Kinh Tế Công Cộng( 2Thành, Đức Anh, Tuyết, Cường)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

—(••÷[ ( Trả lời nhanh ) ]÷••)—

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Teen Việt  :: —(••÷[ ( Làng Giải Trí ) ]÷••)— :: Bàn Luận :: To Nhỏ-
Diễn đàn sáng lập bởi Sóc ca ca
Giấy phép cung cấp thông tin lên mạng số: 000/GP-BC do Bộ GGDTVL cấp ngày 02/07/2011
Địa chỉ: Quốc Oai - Hà Nội
Điện thoại: 0164.520.xxxx - Fax: 99-9999999
Website: https://aotrang.forumvi.com
Powered by phpbb2 ® Version 2.0
Copyright ©2000 - 2010, Forumotion Ltd.
Style by Loitraitim - Vb rip by HQTH team - FM rip by Việt K - c3zone